Giải phẫu Cấu trúc & Chức năng Khớp Háng
Khớp háng là một trong những khớp chắc khoẻ và linh hoạt của cơ thể con người, đóng vai trò như cầu nối giữa thân trên và thân dưới. Là dạng khớp chỏm cầu (ball-and-socket joint), khớp háng kết nối giữa xương đùi và xương chậu, cho phép thực hiện nhiều động tác linh hoạt như bật nhảy, đổi hướng, vượt rào, … Với giải phẫu mạnh mẽ và linh hoạt, khớp háng giúp con người chịu một tải trọng lớn khi vận động.
Cho tới khi công nghệ chụp hình cộng hưởng từ ra đời, các vấn đề chấn thương tới từ khớp háng trong giới vận động thể thao mới được chú ý. Theo nghiên cứu phổ biến trong Giải nhà nghề bóng bầu dục Úc (AFL), chấn thương khớp háng và cơ khép háng (groin area) phổ biến thứ 3 trong các chấn thương thường gặp. Ngoài ra các bộ môn như bóng đá, tennis, khúc côn cầu, … cũng chiếm tỉ lệ cao.
Ngoài ra biên độ khớp háng đóng vai trò quan trọng với VĐV. Nếu VĐV không đạt được biên độ tốt nhất, khả năng tổn thương nội khớp là cao (sụn sợi trong ổ chảo, …), đặc biệt là các bộ môn tốc độ, va chạm, chuyển hướng nhanh.
Việc tìm hiểu và tiếp cận với kiến thức khoa học về cấu tạo khớp háng giúp chúng ta có cách nhìn nhận tổng quát về xử trí chấn thương và tập luyện sau này. Trong bài viết này, mình sẽ phân tích cấu trúc giải phẫu của khớp háng; đồng thời tìm hiểu kĩ các thành phần chính và chức năng của chúng.
1. Cấu Trúc Xương
Khi nhắc tới khớp háng, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới bộ khung xương chậu (pelvic girdle) với cấu tạo vòng cung. Trong giải phẫu, xương chậu được hợp thành bởi 3 xương chính:
-
Xương cánh chậu (Iium): là xương dẹt, hơi xoắn như hình cánh quạt. Mặt trong cánh chậu là hố chậu (iliac fossa) . Mặt ngoài là diện mông (gluteal surface).
Ngoài ra còn 1 vài điểm xương đặc biệt cần chú ý đó là: Mào chậu (Iliac crest), Gai chậu trước trên (Anterior Superior Iliac Spine – ASIS), Gai chậu trước dưới (Anterior Inferior Iliac Spine – AIIS), …
Đây là điểm bám nguyên uỷ của cơ mông (phía sau), cơ thắt lưng-chậu (phía bên trong), …
-
Xương mu (Pubis): nằm ở phía trước khung chậu. 2 xương mu của 2 bên kết nối với nhau tại khớp mu (pubic symphysis).
Đây là điểm bám nguyên uỷ chủ yếu các cơ khép háng (adductor)
-
Xương ngồi (Ischium): nằm ở phía sau-dưới của khung chậu. Xương này có cấu trúc dày và cứng để hỗ trợ cơ thể khi ngồi.
Ụ ngồi (ischial tuberosity) là nguyên uỷ của nhóm cơ đùi sau (hamstring)
Chức năng khung chậu (pelvic girdle):
- Hỗ trợ và bảo vệ nội tạng trong xương chậu (bàng quang, trực tràng, cơ quan sinh dục, phần cuối của niệu đạo, …)
- Hỗ trợ sức nặng cơ thể cùng với cột sống
- Khi đứng, truyền tải lực dàn đều từ thân trên xuống chi dưới. Khi ngồi, dàn đều lực từ thân trên xuống ụ ngồi
- Cân bằng chuyển động của cơ thể bằng việc nghiêng hông sang 2 bên khi di chuyển
- Là khung chậu chắc chắn cho việc sinh nở của phụ nữ.
2. Cấu Trúc Khớp Háng
Gồm 1 khớp chính là khớp hông và 2 khớp phụ, đó là:
- Khớp háng (Hip joint): đây là khớp chỏm (Ball-and-socket joint) lớn nhất cơ thể, nối xương chậu với xương đùi. Đây là khớp quan trọng nhất mà chúng ta sẽ chỉ nhắc tới vùng háng.
-
Khớp cùng chậu (Sacroiliac joint): là 1 dạng khớp hoạt dịch, là nơi tiếp xúc mặt nhĩ của xương cùng (Sacrum) với xương chậu (Ilium). Tuy là khớp hoạt dịch nhưng cử động rất hạn chế vì mặt khớp lồi lõm và dây chằng bám xung quanh rất khoẻ. Ở thời kì mang thai, các dây chằng này sẽ mềm và giãn ra nhờ tác dụng của hormone, làm cho cử động của khớp tăng lên
-
Khớp mu (Pubic symphysis): là 1 dạng khớp sụn vì có đĩa sụn-sợi liên kết giữa mặt khớp. Tương tự như khớp cùng chậu, ở thời kì sinh nở, dây chằng ở trên và dưới đĩa sụn cũng có khả năng mềm và giãn ra để khớp cử động 1 biên độ nhỏ (chỉ khoảng 2mm)
3. Cấu Trúc Của Khớp Háng
Với cấu tạo đặc biệt là 1 khớp chỏm (Ball-and-socket joint), chúng ta có thể dễ tưởng tượng khớp háng có như 1 quả bóng (chỏm xương đùi – Head of Femur) nằm trong 1 cái chén (ổ cối – Acetabulum). Ngoài tên gọi đơn giản dễ nhớ là hip joint, khớp háng có tên gọi giải phẫu chuyên ngành là “Femoro-acetabular joint”. Cụ thể, chúng ta có các cấu trúc như sau:
-
Ổ cối (Acetabulum): là nơi tiếp giáp với xương đùi để tạo thành khớp háng. Hình dáng của Ổ cối khá tròn và sâu. Phần tiếp xúc với xương đùi được gọi là “diện nguyệt” (lunate surface) vì hình dáng cong vòm bao mép ngoài của nó.
Bọc lấy vòm này là 1 vòng sụn, được gọi là “sụn viền” (labrum). Chúng ta sẽ gặp lại đặc điểm này ở khớp vai.
-
Sụn viền ổ cối (Acetabulum labrum) là một vòng sụn sợi (fibrocartilage) tạo thành hố khớp háng. Sụn này có độ dày 2-3mm ở phía trong ổ cối và mỏng hơn ở mép ngoài, nơi dễ xảy ra hiện tượng “rách sụn viền ổ cối” (labrum lesion).
Sụn viền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hoạt động của khớp háng:
- Nó là nơi tiếp giáp giữa chỏm xương đùi (head of femur) và ổ cối (acetabulum), giúp phân tán áp lực đều và rộng hơn, tăng diện tích tiếp xúc lên tới 28%.
- Sụn viền cũng giúp phân bố chất hoạt dịch, tạo điều kiện cho khớp cử động trơn tru hơn.
- Đặc biệt, sụn viền (labrum) tham gia vào “Hiệu ứng hút của khớp háng” (Hip suction seal), một cơ chế quan trọng giúp duy trì sự ổn định của khớp háng. Hiện tượng này tạo ra một lực hút nhẹ giữa đầu xương đùi và ổ cối qua sụn viền ôm chặt lấy chỏm xương đùi, giúp giữ cho khớp háng luôn ổn định, đặc biệt khi không có tải trọng.
Về cấu trúc mạch máu, sụn viền không có mạch máu nuôi trực tiếp, chỉ có 1/3 ngoài sụn viền được 1 lượng máu nuôi rất nhỏ, trong khi phần còn lại không có. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của sụn khi bị tổn thương, tương tự như sụn chêm của khớp gối.
Sụn viền (labrum) cũng chứa nhiều đầu dây thần kinh cảm nhận đau (Nociceptive nerve ending), khiến cho các tổn thương ở đây thường gây ra cảm giác đau rõ rệt và kéo dài. Bệnh nhân bị rách sụn viền thường miêu tả cơn đau là “nhói, sâu, âm ỉ”.
Tóm lại, chức năng chính của sụn viền bao gồm:
- Giữ ổn định và tạo độ chắc chắn cho khớp háng
- Hấp thụ và dàn đều lực trong ổ khớp
- Bôi trơn khớp háng
- Giảm thiểu sự cọ xát giữa sụn chỏm xương đùi và ổ cối
Nhờ có sụn viền, cùng với hệ thống dây chằng chắc khỏe và áp lực âm trong khớp, việc trật khớp háng trở nên hiếm gặp (chỉ khoảng 5% trong các ca bị trật khớp). Tuy nhiên, trật khớp vẫn có thể xảy ra trong trường hợp chịu lực tác động mạnh như tai nạn giao thông hay ngã từ trên cao.
-
Bao khớp (Joint capsule): Đây là 1 cấu tạo quan trọng bậc nhất để giúp cho ổ khớp luôn được ổn định. Một đầu bao khớp dính vào quanh ổ cối và mặt ngoài sụn viền; phần còn lại dính vào xương đùi. Bao khớp dày ở mặt trước trên để thích nghi với áp lực của trọng lượng cơ thể. Nó dần mỏng hơn về mặt sau-dưới. Chính vì vậy hiện tượng trật khớp háng (posterior hip dislocation) hay xảy ra ở phía sau
-
Màng hoạt dịch (synovial membrane): che phủ cả mặt trong của sụn viền (labrum) và bọc quanh dây chằng chỏm đùi
-
Dây chằng (ligament): đây là 1 tổ hợp dây chằng rất khoẻ và chắc chắn, bó thành 1 cụm xoắn bao quanh khớp. Bao gồm:
- Dây chằng chậu – đùi (Iliofemoral ligament)
- Dây chằng mu-đùi (Pubofemoral ligament)
- Dây chằng ngồi-đùi (Ischiofemoral ligament)
Ngoài ra, còn 1 dây chằng quan trọng không kém để giữ liên kết chặt chẽ cho chỏm xương đùi với ổ cối (acetabulum), đó là dây chằng chỏm đùi (Ligament teres).
-
Các thông số góc giải phẫu:
Góc nghiêng cổ xương đùi
Góc nghiêng cổ xương đùi (Femoral Angle of inclination) là góc tạo bởi trục cổ xương đùi (Neck of femur) và trục thân xương đùi trên mặt phẳng trán (Coronal plane). Thông thường với người trưởng thành, góc này nằm trong khoảng từ 120-125°. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố lực lên khớp háng và xương đùi, từ đó ảnh hưởng tới dáng đi và khả năng vận động chi dưới. Sự thay đổi của góc này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cơ sinh học của khớp háng
-
Khi góc < 125°, tình trạng này được gọi là Cổ xương đùi vẹo trong (Coxa vara)
⇒ Coxa vara làm tăng hiệu quả hoạt động của cơ khép (abductor muscles) và giảm tải trọng lên cổ xương đùi
-
Ngược lại, khi góc lớn hơn 125 độ, được gọi là Cổ xương đùi vẹo ngoài (Coxa valga)
⇒ Coxa valga sẽ làm giảm hiệu quả của cơ khép (abductor muscles) và tăng tải trọng lên cổ xương đùi.
Góc xoay trước (Femoral anteversion)
Đây là góc tạo bởi trục cổ xương đùi (Neck of femur) và mặt phẳng ngang (transverse plane). Thông thường ở người trưởng thành, góc này nằm trong khoảng 8-15°. Góc xoay trước có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của các nhóm cơ quanh khớp háng.
Cụ thể, khi góc xoay trước tăng, nó làm tăng hiệu quả của cơ mông lớn (Gluteus Maximus) trong việc xoay ngoài khớp háng, đồng thời làm giảm hiệu quả của cơ mông giữa (Gluteus medius) và cơ rộng ngoài đùi (vastus lateralis)
Trong trường hợp góc xoay trước quá lớn > 15° (excessive anteversion):
- Xương đùi xoay vào trong khiến bàn chân cũng bị xoay, ảnh hưởng đến dáng đi bàn chân xoay trong (in-toeing gait pattern)
- Góc Q-angle tăng
- Nhóm cơ xoay trong của hông (internal rotator) bị co ngắn (Gồm: mông nhỏ, căng mạc đùi) khiến cho nhóm xoay ngoài (external rotator) bi kém kích hoạt
Trong trường hợp góc xoay trước < 8° (retroversion):
- Xương đùi xoay ra ngoài khiến bàn chân cũng bị xoay, ảnh hưởng đến dáng đi bàn chân xoay ngoài (out-toeing gait pattern) hay còn gọi là dáng đi lạch bạch
- Nhóm cơ xoay ngoài của hông bị co ngắn (Gồm: mông lớn, vuông đùi, lược), đồng thời, nhóm xoay trong bị kém kích hoạt.
Q-angle (Quadriceps angle)
Đây là góc được tạo bởi hai đường tưởng tượng trên chi dưới: một đường chạy từ gai chậu trước trên (ASIS – Anterior Superior Iliac Spine) đến trung tâm xương bánh chè (patella), và một đường từ trung tâm xương bánh chè đến lồi củ xương chày (tibial tuberosity).
Góc này phản ánh lực kéo của cơ tứ đầu đùi lên xương bánh chè, ảnh hưởng đến sự ổn định và chuyển động của khớp gối.
Ở nam giới, Q-angle thường dao động từ 13-15°, trong khi ở nữ giới, góc này thường lớn hơn, từ 15-18°, do cấu trúc xương chậu rộng hơn. Sự khác nhau về Q Angle giữa nam và nữ là do những khác biệt giải phẫu cơ bản giữa hai giới.
<aside> 💡 Lý do tại sao Q Angle giữa nam và nữ khác nhau:
a. Sự khác biệt về cấu trúc xương chậu:
-
Xương chậu rộng hơn ở nữ giới:
Nữ giới thường có xương chậu rộng hơn so với nam giới để phù hợp cho việc sinh nở. Xương chậu rộng hơn dẫn đến việc xương đùi ở nữ giới có xu hướng nghiêng vào trong hơn. Điều này làm tăng góc Q Angle ở nữ giới.
-
Góc nghiêng cổ xương đùi khác nhau:
Góc cổ xương đùi ở nữ giới (123°) lớn hơn của nam giới (121.5°), làm cho đầu xương đùi hướng vào trong và tăng góc Q Angle.
c. Ảnh hưởng của cơ bắp và mô mềm:
- Phân bố và sự phát triển cơ bắp khác nhau: Nam giới thường có cơ bắp phát triển hơn giúp ổn định đầu gối và có thể làm giảm góc Q Angle. Ngược lại, nữ giới có lượng cơ không được dày và khoẻ như ở nam giới ở những khu vực này, dẫn đến sự ổn định kém hơn và góc Q Angle lớn hơn.
2. Ảnh hưởng của sự khác biệt Q Angle đến sức khỏe và chấn thương:
-
Nguy cơ chấn thương đầu gối cao hơn ở nữ giới:
Do Q Angle lớn hơn, nữ giới có nguy cơ cao hơn bị các chấn thương liên quan đến đầu gối như hội chứng đau xương bánh chè (patellofemoral pain syndrome), viêm gân bánh chè, và đặc biệt là chấn thương dây chằng chéo trước (ACL). Một góc Q Angle lớn hơn tạo ra lực kéo lệch về phía ngoài của xương bánh chè và đầu gối, tăng nguy cơ trật khớp và chấn thương mô mềm. Đến nay, vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học.
-
Cơ chế sinh học khác nhau:
Do sự khác biệt về Q Angle, cách thức chuyển động và phân bố lực lên đầu gối trong quá trình vận động (như chạy, nhảy, và xoay người) cũng khác nhau giữa nam và nữ. Nữ giới có xu hướng có chuyển động khớp khác biệt và phân bố lực khác, có thể gây ra sự gia tăng áp lực không đều lên khớp gối.
</aside>
Tóm lại, những phân tích về góc nghiêng cổ xương đùi, góc xoay trước và góc Q-angle có tầm quan trọng đặc biệt đối với HLV, chuyên gia vận động học, bác sĩ, chuyên gia trị liệu phục hồi, … như sau:
- Lựa chọn môn thể thao phù hợp:
- Hiểu rõ về cấu trúc giải phẫu có thể giúp VĐV lựa chọn môn thể thao phù hợp với đặc điểm cơ thể của mình. VD: người có góc xoay trước lớn có thể phù hợp hơn với các môn thể thao đòi hỏi sự linh hoạt của khớp háng, …
- Hiệu suất và kỹ thuật:
- Góc nghiêng và góc xoay trước ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế vận động của khớp háng, từ đó tác động đến kỹ thuật và hiệu suất trong nhiều môn thể thao.
- VĐV có góc nghiêng và góc xoay phù hợp có thể thực hiện các động tác hiệu quả hơn, đặc biệt trong các môn thể thao đòi hỏi sự linh hoạt của khớp háng như bóng đá, điền kinh, bóng bầu dục, hockey, tennis, thể dục dụng cụ, …
- Phòng ngừa chấn thương:
- Hiểu rõ về cấu trúc giải phẫu này giúp các HLV, bác sĩ thể thao, chuyên gia trị liệu, … xây dựng chương trình tập luyện và phòng ngừa chấn thương phù hợp. VD: VĐV có coxa valga (góc nghiêng lớn) có thể cần tập trung hơn vào việc tăng cường cơ khép để bù đắp cho hiệu quả giảm của nhóm cơ này.
- Điều chỉnh tư thế và kỹ thuật:
- VĐV có góc xoay trước quá lớn có thể cần điều chỉnh tư thế và kỹ thuật để tránh tình trạng xoay trong quá mức, giảm nguy cơ chấn thương và tăng hiệu suất.
- Phục hồi chấn thương:
- Trong trường hợp VĐV gặp chấn thương, hiểu rõ về cấu trúc giải phẫu giúp xây dựng kế hoạch phục hồi hiệu quả, tập trung vào việc cải thiện cân bằng cơ và phạm vi vận động phù hợp.
- Tối ưu hóa hiệu suất dài hạn:
- Bằng cách hiểu và điều chỉnh phù hợp với cấu trúc giải phẫu của mình, VĐV có thể kéo dài sự nghiệp thể thao và duy trì hiệu suất cao trong thời gian dài hơn.
-
4. Các Nhóm Cơ Khớp Háng
Các nhóm cơ quan trọng cần ghi nhớ:
Gập hông (Flexors) | Duỗi hông (Extensors) | Xoay trong (Internal rotators) | Xoay ngoài (External rotators) | Khép (Adductors) | Giạng (Abductors) |
---|---|---|---|---|---|
Cơ thắt lưng lớn (Psoas Major) | Cơ mông lớn (Gluteus Maximus) | Cơ mông nhỏ (Gluteus Minimus) | Cơ mông lớn (Gluteus Maximus) | Cơ khép dài (Adductor Longus) | Cơ mông nhỡ (Gluteus Medius) |
Cơ thắt lưng nhỏ (Psoas Minor | Cơ bán gân (Semitendinosus) | Cơ căng mạc đùi (Tensor Fascia Latae) | Cơ sinh đôi trên (Gemellus Superior) ** | Cơ khép ngắn (Adductor Brevis) | Cơ căng mạc đùi (Tensor Fascia Latae) |
Cơ chậu (Illiacus) | Cơ bán màng (Semimembranosus) | Cơ sinh đôi dưới (Gemellus Inferior) ** | Cơ khép lớn (Adductor Magnus) | ||
Cơ lược (Pectineus) | Cơ nhị đầu đùi (Bicep Femoris) | Cơ bịt ngoài (Obturator Externus) ** | Cơ thon (Gracilis) | ||
Cơ thẳng đùi (Rectus Femoris) | Cơ bịt trong (Obturator Internus) ** | Cơ lược (Pectineus) | |||
Cơ vuông đùi (Quadratus Femoris) ** | |||||
Cơ quả lê (Piriformis) |
(**: Vì đây là những nhóm cơ nhỏ, sâu và không quá quan trọng trong trị liệu thể thao nên mình sẽ không đi sâu phân tích những nhóm này)
Để dễ nhớ, mình thích học thuộc theo chuyển động. Sau đó tự làm để cảm nhận nhóm cơ nông đang di chuyển như nào. Đồng thời là nhìn thật nhiều, thật nhiều theo hình ảnh. Dưới đây mình đã chia thành 4 bảng các nhóm cơ dưới đây theo chức năng của chúng:
- Gập hông (Flexion)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ thắt lưng lớn (Psoas Major) | Thân đốt sống + mỏm ngang T12 – L4 | Mấu chuyển bé xương đùi |
2 | Cơ thắt lưng nhỏ (Psoas Minor) | Thân đốt sống T12-L1 | Gò chậu-mu |
3 | Cơ chậu (Illiacus) | Hố và mào xương cánh chậu | Mấu chuyển bé xương đùi |
4 | Cơ lược (Pectineus) | Đường lược của xương mu | phía dưới mấu chuyển bé xương đùi |
5 | Cơ thẳng đùi (Rectus Femoris) | Gai chậu trước dưới (AIIS) | xương bánh chè qua gân bánh chè |
- Duỗi hông (Extensors)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ mông lớn (Gluteus Maximus) | mào chậu + diện mông của xương cánh chậu + diện sau xương cùng | lồi củ mông + dải chậu-chày (IT band) |
2 | Cơ bán gân (Semitendinosus) | ụ ngồi (xương chậu) | mặt trong đầu trên xương chày |
3 | Cơ bán màng (Semimembranosus) | ụ ngồi (xương chậu) | mặt sau lồi cầu xương đùi |
4 | Cơ nhị đầu đùi (Bicep Femoris) | Đầu dài: ụ ngồi (xương chậu) | |
Đầu ngắn: diện bên đường ráp xương đùi + mào trên lồi cầu | mặt bên chỏm xương chày |
- Xoay trong (Internal Rotators)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ mông nhỏ (Gluteus Minimus) | diện mông xương chậu, điểm bám cơ ở đường mông giữa đường trước và dưới mông | diện trước Mấu chuyển lớn của xương đùi |
2 | Cơ căng mạc đùi (Tensor Fascia Latae) | mào chậu trước (xương châu) | mặt ngoài lồi cầu ngoài xương chày |
3 | Cơ khép lớn (Adductor Magnus) | Ngành ngồi-mu | Đường ráp xương đùi |
4 | Cơ khép ngắn (Adductor Brevis) | Thân xương mu | 1/3 trên của đường ráp xương đùi |
5 | Cơ mông nhỡ (Gluteus Medius) | Mào chậu + điểm bám cơ ở đường mông giữa đường trước và sau mông | Diện bên Mấu chuyển lớn xương đùi |
- Xoay ngoài (External Rotators)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ mông lớn (Gluteus Maximus) | mào chậu + diện mông của xương cánh chậu + diện sau xương cùng | lồi củ mông + dải chậu-chày (IT band) |
2 | Cơ quả lê (Piriformis) | diện trước xương cùng + dây chằng cùng-củ | Bờ trên Mấu chuyển lớn xương đùi |
- Khép háng (Adductors)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ khép dài (Adductor Longus) | Thân xương mu | 1/3 giữa của đường ráp xương đùi |
2 | Cơ khép ngắn (Adductor Brevis) | Thân xương mu | 1/3 trên của đường ráp xương đùi |
3 | Cơ khép lớn (Adductor Magnus) | Ngành ngồi-mu | Đường ráp xương đùi |
4 | Cơ thon (Gracilis) | mặt trước phía dưới xương mu | mặt trong đầu trên xương chày (*) |
5. | Cơ lược (Pectineus) | Đường lược của xương mu | phía dưới mấu chuyển bé xương đùi |
- Giạng háng (Abductors)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ mông nhỡ (Gluteus Medius) | Mào chậu + điểm bám cơ ở đường mông giữa đường trước và sau mông | Diện bên Mấu chuyển lớn xương đùi |
2 | Cơ căng mạc đùi (Tensor Fascia Latae) | mào chậu trước (xương châu) | mặt ngoài lồi cầu ngoài xương chày |
3 | Cơ mông nhỏ (Gluteus Minimus) | diện mông xương chậu, điểm bám cơ ở đường mông giữa đường trước và dưới mông | diện trước Mấu chuyển lớn của xương đùi |
5. Biên Độ Khớp Háng (Hip ROM)
Tiến hành đo khi bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa.
Gấp hông (Flexion) | Duỗi gối (Extension) | Xoay trong (Internal rotation) | Xoay ngoài (External rotation) | Khép (Adduction) | Giạng (Abduction) |
---|---|---|---|---|---|
110°-120° | 10°-15° (nằm sấp) | 30°-40° (khi hông gấp 90°) | 40°-60° (khi hông gấp 90°) | 30° | 30°-50° |
6. Thần Kinh Chi Phối
- Thần kinh đùi (Femoral nerve): chi phối vùng cơ đùi trước
- Thần kinh toạ (Sciatic nerve): chi phối vùng cơ đùi sau
- Thần kinh bịt (Obturator Nerve): chi phối vùng cơ khép háng (VD: cơ thon, …)
- Thần kinh mông trên (Superior gluteal nerve): chi phối vùng cơ mông lớn
7. Các Chấn Thương Thường Gặp
Vùng khớp háng tuy có cấu tạo chắc khoẻ và thường thường dễ tổn thương do các chấn thương như căng (rách) cơ, viêm gân, tổn thương sụn viền, … Dưới đây là bảng tổng hợp các chấn thương đa số thường gặp trong thể thao, các bạn có thể theo dõi thêm:
Xương | Cơ bắp | Khớp | Gân | Thành bụng |
---|---|---|---|---|
Gãy bong mảng bám (Avulsion fracture) | Căng cơ gấp hông (Hip flexor strain) | Rách sụn viền ổ cối (Labral tear) | Viêm gân cơ gấp hông (Iliopsoas tendinitis) | Suy yếu thành sau bẹn (Athletic pubalgia/Sport hernia) |
Căng cơ khép háng (adductor strain) | Hội chứng chạm khớp háng (Femoral Acetabular Impingment FAI) | Viêm gân cơ khép háng (Tendinitis of the adductor muscles) | ||
Hội chứng cơ quả lê (Piriformis syndrome) | Rối loạn khớp cùng-chậu (Sacroiliac joint disorders) | Hội chứng đau mấu chuyển lớn (Greater trochanter pain syndrome) | ||
Gãy lệch xương cụt (Coccyx fracture/Coccydynia) | Rách gân cơ mông nhỡ (Gluteus medius tendon tears) | |||
Viêm gân cơ mông (gluteal tendinopathy) |
• Palastanga, N., & Soames, R. (2012). Anatomy and human movement: structure and function (6th ed.). Edinburgh: Churchill Livingstone.
• Hall, S. J. (2015). Basic biomechanics (7th ed.). New York, NY: McGraw-Hill Education.
Dawson-Amoah, K., Raszewski, J., Duplantier, N., & Waddell, B. S. (2018). Dislocation of the hip: a review of types, causes, and treatment. Ochsner Journal, 18(3), 242-252.
Hartel, M. J., Petersik, A., Schmidt, A., Kendoff, D., Nüchtern, J., Rueger, J. M., Lehmann, W., & Grossterlinden, L. G. (2016). Determination of Femoral Neck Angle and Torsion Angle Utilizing a Novel Three-Dimensional Modeling and Analytical Technology Based on CT Datasets. PloS one, 11(3), e0149480.