Giải phẫu Cấu trúc & Chức năng Khuỷu tay
Giải phẫu Cấu trúc & Chức năng Khuỷu tay
Khớp khuỷu tay được coi là 1 hệ thống cơ sinh học phức tạp do cấu trúc đa khớp (khớp bản lề-khớp xoay) có tổ hợp dây chằng-cơ bảo vệ chắc chắn, đồng thời có tính linh hoạt và chịu tải linh hoạt cho vận động chi trên. Khớp khuỷu được coi là 1 trong những khớp ổn định nhất. Chấn thương tại vùng này ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là các chấn thương liên quan tới viêm gân điểm bám sẽ là dai dẳng với các VĐV chơi bộ môn dùng vợt hoặc ném bóng. Bài viết này sẽ giúp các bạn tiếp cận với kiến thức khoa học về cấu tạo khớp khuỷu tay đồng thời tạo 1 góc nhìn tổng quát về xử trí chấn thương cho vùng này
1. Cấu Trúc Xương
Khớp khuỷu tay (Elbow joint) được cấu tạo bởi 3 xương chính:
- Xương cánh tay (Humerus): với đầu trên tạo thành khớp vai, khớp khuỷu tay được tạo bởi đầu dưới của xương cánh tay. Đặc điểm giải phẫu cần lưu ý của đầu dưới gồm: mỏm lồi cầu trong và ngoài. Đây là 2 đặc điểm sẽ gặp lại trong bài phân tích chấn thương viêm gân mỏm lồi cầu rất hay gặp trong thể thao
- Xương trụ (Ulna): là một trong 2 xương dài của cẳng tay, đầu trên có đặc điểm giải phẫu đặc biệt là “mỏm khuỷu” (olecranon fossa) và “hố khuỷu” (olecranon fossa) nơi tiếp xúc với xương cánh tay tạo ra khớp chính
- Xương quay (Radius): là xương còn lại của cẳng tay, kích thước và chiều dài nhỏ hơn xương trụ.
Để dễ nhớ vị trí của 2 xương cẳng tay, mình luôn nhớ rằng xương quay ở ngay dưới ngón cái. Còn lại xương trụ dưới 4 ngón còn lại
2. Cấu Trúc Khớp Khuỷu Tay
- Khớp cánh tay-trụ (Humero-ulnar joint): được tạo thành bởi rãnh ròng rọc (trochlea groove) xương cánh tay và khuyết ròng rọc (trochlear notch) xương trụ. Đây là 1 dạng khớp bản lề
- Khớp cánh tay-quay (Humero-radial joint): được tạo thành bởi chỏm con (capitulum) xương cánh tay và đầu xương quay (head of radius). Đây là khớp rất đặc biệt vì có 2 chức năng là bản lề và xoay cùng lúc.
- Khớp quay-trụ gần (Proximal Radio-ulnar joint): được tạo thành bởi đầu xương quay (head of radius) và khuyết quay (radial notch) của xương trụ.
3. Các Thành Phần Chính Của Khớp Khuỷu Tay
Giống như các cấu trúc khớp hoạt dịch khác, khớp khuỷu cũng có những đặc điểm tương tự, bao gồm:
Bao khớp (Joint capsule): đây là 1 dạng bao xơ bọc quanh khớp, giống như bao bố trùm ra ngoài nhằm bảo vệ các thành phần bên trong. Mỗi đầu của bao xơ dính quanh 1 đầu xương. Bao khớp này đủ lỏng để cử động tự do mà vẫn chắc chắn để bảo vệ các thành phần bên trong tránh bị tổn thương. Khi có lực tác động từ bên ngoài khiến cho khớp chuyển động quá biên độ, bao khớp sẽ căng cứng lại để hạn chế sự vượt quá này nhằm ngăn ngừa tổn thương xảy ra
Túi thanh mạc (Bursae): những túi thanh mạc này chứa đầy hoạt dịch, có chức năng như “đệm tiếp xúc” giữa các cấu trúc trong khớp, làm giảm ma sát khi các mô mềm chuyển động trên xương.
Dây chằng (Ligament): nhắc tới khuỷu tay sẽ có 3 dây chằng chính:
- Dây chằng bên trụ (Medial/Ulnar Collateral Ligament – MCL/UCL): tổ hợp gồm 3 dây chằng: trước-sau-ngang, tạo thành hình cánh quạt bám ở phía mặt bên trong khớp khuỷu → nguyên uỷ: mỏm lồi cầu trong xương cánh tay (medial epicondyle) → bám tận: mỏm khuỷu xương trụ (olecranon process)
<aside> 💡
Đây là dây chằng dễ bị tổn thương nhất trong khớp khuỷu với các VĐV ném bóng chày (vị trí Pitcher trong bóng chày)
</aside>
→ Chức năng: hỗ trợ độ ổn định tới cho khớp khuỷu tay, chống bị lệch vào trong (valgus stress) khi thực hiện các động tác ném hoặc xoay cánh tay mạnh
Dây chằng bên quay (Lateral/Radial Collateral Ligament – LCL/RCL): tổ hợp 4 dây chằng chính hợp lại:
- DC vòng (Annular ligament)
- DC trụ ngoài (Lateral Ulnar Collateral Ligament – LUCL)
- DC quay ngoài (Lateral Radial Collateral Ligament – RCL)
- DC phụ bên (Accessory lateral collateral ligament)
→ nguyên uỷ: mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay (lateral epicondyle) → bám tận là mỏm khuỷu xương trụ (olecranon process) và dây chằng vòng (annular ligament)
→ Chức năng: hỗ trợ độ ổn định cho khuỷu tay không bị lệch ra ngoài (varus stress) khi thực hiện các động tác như nâng, xoay
Dây chằng vòng (Annular ligament): bao vòng quanh đầu của xương quay
→ Chức năng: duy trì chức năng liên kết vận động giữa đầu xương quay và xương cánh tay, giảm ma sát cho xương quay khi làm động tác sấp-ngửa bàn tay
4. Các Nhóm Cơ Khớp Khuỷu Tay
Các nhóm cơ của khuỷu tay đóng vai trò quan trọng khi giữ ổn định cho khớp khuỷu tránh bị trượt hoặc tách ra khi vận động. Giống như khớp vai, các nhóm cơ này đóng vai trò là nhóm giữ ổn định chủ động (Dynamic stabilizers) cho khớp khuỷu.
Hai xương cẳng tay và màng gian cốt chia cẳng tay thành:
- Vùng cẳng tay trước (Elbow flexors): chủ yếu nguyên uỷ từ mỏm lồi cầu trong (medial epicondyle)
- Vùng cẳng tay sau (Elbow extensors): chủ yếu nguyên uỷ từ mỏm lồi cầu ngoài (lateral epicondyle)
- Vùng cẳng tay ngoài (Supinators)
- Vùng cẳng tay trong (Pronators)
Các nhóm cơ quan trọng cần ghi nhớ:
Gấp khuỷu (Flexion) | Duỗi khuỷu (Extension) | Sấp bàn tay (Pronation) | Ngửa bàn tay (Supination) |
---|---|---|---|
Cơ nhị đầu cánh tay (Bicep brachii) | Cơ tam đầu cánh tay (Tricep brachii) | Cơ nhị đầu cánh tay (Bicep brachii) | Cơ sấp tròn (Pronator teres) |
Cơ cánh tay quay (Brachioradialis) | Cơ khuỷu tay (Anconeus) | Cơ ngửa (Supinator) | Cơ sấp vuông (Pronator quadratus) |
Cơ sấp tròn (Pronator teres) | Cơ cánh tay quay (Brachioradialis) | Cơ cánh tay quay (Brachioradialis) | |
Cơ cánh tay (Brachialis) | |||
Cơ gấp cổ tay quay (Flexor carpi radialis) | |||
Cơ gấp cổ tay trụ (Flexor carpi ulnaris) |
- Gấp khuỷu (Flexion)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ nhị đầu cánh tay (Bicep brachii) | Đầu dài: củ trên ổ chảo xương bả vai | |
Đầu ngắn: mỏm quạ | lồi củ xương quay | ||
2 | Cơ cánh tay quay (Brachioradialis) | mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay | mỏm trâm quay |
3 | Cơ sấp tròn (Pronator teres) | mỏm lồi cầu trong xương cánh tay | diện ngoài xương quay |
4 | Cơ cánh tay (Brachialis) | nửa dưới diện trước xương cánh tay | mỏm vẹt xương trụ |
5 | Cơ gấp cổ tay quay (Flexor carpi radialis) | mỏm lồi cầu trong xương cánh tay | nền của xương ngón tay 2-3 |
6 | Cơ gấp cổ tay trụ (Flexor carpi ulnaris) | mỏm lồi cầu trong xương cánh tay | nền của xương ngón tay 5 |
- Duỗi khuỷu (Extension)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ tam đầu cánh tay (Tricep brachii) | Đầu dài: Củ dưới ổ chảo xương bả vai | |
Đầu trong: mặt sau xương cánh tay | |||
Đầu ngoài: bờ ngoài xương cánh tay | Mỏm khuỷu xương trụ | ||
2 | Cơ khuỷu tay (Anconeus) | diện sau mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay | mỏm khuỷu xương trụ |
- Sấp bàn tay (Pronation)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ nhị đầu cánh tay (Bicep brachii) | Đầu dài: củ trên ổ chảo xương bả vai | |
Đầu ngắn: mỏm quạ | lồi củ xương quay | ||
2 | Cơ ngửa (Supinator) | lồi cầu ngoài xương cánh tay, dây chằng bên quay, dây chằng vòng | diện ngoài xương quay |
3 | Cơ cánh tay quay (Brachioradialis) | mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay | mỏm trâm quay |
- Ngửa bàn tay (Supination)
STT | Tên nhóm cơ | Nguyên uỷ (origin) | Nguyên uỷ (origin) |
---|---|---|---|
1 | Cơ sấp tròn (Pronator teres) | mỏm lồi cầu trong xương cánh tay | diện ngoài xương quay |
2 | Cơ sấp vuông (Pronator quadratus) | diện trước của phần xa xương trụ | diện trước của phần xa xương quay |
3 | Cơ cánh tay quay (Brachioradialis) | mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay | mỏm trâm quay |
5. Biên Độ Khớp Khuỷu Tay (Elbow ROM)
Gấp khuỷu (Flexion) | Duỗi khuỷu (Extension) | Sấp bàn tay (Pronation) | Ngửa bàn tay (Supination) |
---|---|---|---|
135° | 0° | 80° | 85° |
6. Thần Kinh Chi Phối
Các dây thần kinh chi phối hoạt động ở khuỷu tay được bắt nguồn từ Đám rối cánh tay (Brachial Plexus). Đám rối cánh tay bắt buồn từ rễ thần kinh C6 (có khi là C5) tới T1. Các dây thần kinh mang tín hiệu trở lại não về các cảm giác như xúc giác, đau và nhiệt độ.
1. Dây thần kinh giữa (Median nerve)
- Vị trí: Dây thần kinh giữa chạy xuống mặt trước của cánh tay, dọc qua chính giữa khuỷu tay và xuống dưới mặt trong của cổ tay. TK giữa chạy qua 1 đặc điểm giải phẫu đặc biệt gọi là “ống cổ tay” và dễ bị chèn ép tại đây
- Chức năng:
- Điều khiển các cơ gập cổ tay và một số cơ gấp ngón tay (flexor muscles) ở mặt trước của cẳng tay.
- Cung cấp cảm giác cho phần mu của bàn tay (phần ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón đeo nhẫn).
2. Dây thần kinh trụ (Ulnar nerve)
- Vị trí: Dây thần kinh trụ chạy phía mặt trong của cánh tay, đi qua phía sau khuỷu tay, ngay dưới mỏm khuỷu (olecranon). Nó là dây thần kinh gây ra cảm giác tê buốt khi bị chạm vào “xương hài” (funny bone).
- Chức năng:
- Điều khiển các cơ gấp ngón tay và một số cơ ở bàn tay (gồm cả các cơ nhỏ giúp thao tác tinh tế).
- Giúp cử động các ngón tay, đặc biệt là ngón út và ngón đeo nhẫn.
- Cung cấp cảm giác cho phần bàn tay phía lòng bàn tay (chủ yếu là ngón út và nửa ngón đeo nhẫn).
3. Dây thần kinh quay (Radial nerve)
- Vị trí: Dây thần kinh quay đi từ phía sau cánh tay, đi quanh xương cánh tay và qua khuỷu tay ở mặt ngoài, tiếp tục chạy xuống cẳng tay.
- Chức năng:
- Điều khiển các cơ duỗi khuỷu tay (extensor muscles), các cơ duỗi cổ tay và ngón tay, giúp thực hiện động tác duỗi cánh tay và cổ tay.
- Cung cấp cảm giác cho phần sau của cánh tay, cẳng tay và mu bàn tay.
- Dây thần kinh quay cũng điều khiển cơ duỗi giúp xoay cẳng tay (supination) và cử động mở rộng cổ tay.
4. Dây thần kinh cơ bì (Musculocutaneous nerve)
- Vị trí: Dây thần kinh cơ bì chạy qua phía trước của cánh tay, xuyên qua cơ nhị đầu (biceps) và xuống phía trước của khuỷu tay.
- Chức năng:
- Điều khiển các cơ gấp khuỷu tay, đặc biệt là cơ nhị đầu (biceps brachii) và cơ cánh tay (brachialis), giúp thực hiện động tác gập khuỷu tay.
- Cung cấp cảm giác cho vùng mặt ngoài của cẳng tay.
5. Dây thần kinh bì cánh tay trong (Medial cutaneous nerve of the arm)
- Vị trí: Dây thần kinh này xuất phát từ đám rối cánh tay, chạy xuống phía trong của cánh tay.
- Chức năng:
- Cung cấp cảm giác cho da ở phía trong cánh tay.
6. Dây thần kinh bì cẳng tay trong (Medial cutaneous nerve of the forearm)
- Vị trí: Dây thần kinh này cũng xuất phát từ đám rối cánh tay và chạy xuống phía trong của cẳng tay.
- Chức năng:
- Cung cấp cảm giác cho da ở mặt trong cẳng tay.
7. Các Chấn Thương Thường Gặp
Khuỷu tay được coi là khớp ổn định nhất trong tất cả các khớp, do vậy các chấn thương ở khuỷu tay thường gặp sẽ viêm gân, rách dây chằng, viêm bao hoạt dịch, gãy xương, chèn ép dây thần kinh … Dưới đây là bảng tổng hợp các chấn thương đa số thường gặp trong thể thao, các bạn có thể theo dõi thêm:
Xương | Dây chằng | Khớp | Gân | Thần kinh |
---|---|---|---|---|
Gãy xương cẳng tay (Radial and ulna Fracture) | Tổn thương dây chằng bên trụ (MCL sprain) | Trật khớp (Elbow dislocation) | Viêm gân duỗi khuỷu (Extensor tendinopathy) | Hội chứng ống khuỷu (Cutibal tunnel syndrome) |
Tổn thương dây chằng bên quay (LCL sprain) | Viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu (Olecranon bursitis) | Viêm gân gập khuỷu (Flexor tendinopathy) |
Malagelada, F., Dalmau-Pastor, M., Vega, J., & Golano, P. (2014). Elbow anatomy. Sports injuries: prevention, diagnosis, treatment and rehabilitation, 2, 527-53.
Li, K., Zhang, J., Liu, X., & Zhang, M. (2019). Estimation of continuous elbow joint movement based on human physiological structure. Biomedical engineering online, 18, 1-15.
Martin, S., & Sanchez, E. (2013, November). Anatomy and biomechanics of the elbow joint. In Seminars in musculoskeletal radiology (Vol. 17, No. 05, pp. 429-436). Thieme Medical Publishers.
Islam, S. U., Glover, A., MacFarlane, R. J., Mehta, N., & Waseem, M. (2020). The anatomy and biomechanics of the elbow. The Open Orthopaedics Journal, 14(1).